top of page
  • Ảnh của tác giảLuuly Nguyen

Dinh Dưỡng Cho Người Bị Bệnh Thận (Suy Thận)

Đã cập nhật: 25 thg 5

Thận là bộ phận quan trọng có chức năng giữ cân bằng các chất dinh dưỡng và khoáng chất trong cơ thể, và loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. khi bị bệnh thận, một số chất dinh dưỡng sẽ không được lọc ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Bạn cần chú ý đến chất đạm, muối, phốt pho và kali trong chế độ ăn uống của mình.



Chất đạm
Ăn ít chất đạm hơn có thể giúp bảo vệ thận nếu bạn không đang trong quá trình chạy thận nhân tạo (dialysis). Ăn ít thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) và giảm khẩu phần thịt lại, cũng như chọn chất đạm từ thực vật thay vì thịt. Nếu bạn có chạy thận nhân tạo thì khẩu phần chất đạm bạn cần trong mỗi bữa ăn là khoảng 1 lòng bàn tay (khoảng 1-1,2 gm đạm cho 1 kg trọng lượng cơ thể). Nếu bạn không chạy thận nhân tạo, khẩu phần đạm chỉ cần khoảng từ 1/3 đến 1/2 lòng bàn tay (khoảng 0,6-0,7 gm đạm cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, nhiều hơn một chút nếu bạn bị tiểu đường).

Muối
Khi thận không khỏe mạnh, lượng muối và chất lỏng dư thừa sẽ dễ tích tụ trong cơ thể. Điều này có thể gây sưng mắt cá chân, tăng huyết áp, khó thở, nước/chất lỏng dư đọng xung quanh tim và phổi. Bạn không nên ăn quá 2300 miligam muối mỗi ngày (bao gồm muối ăn, xì dầu, nước mắm, bột nêm, v.v.) Và đừng quên đọc phần "sodium" trên bao bì đồ ăn sẵn để biết chắc mình đang nạp bao nhiêu muối trong ngày. 

Phốt Pho
Phốt pho là một khoáng chất được tìm thấy trong xương. Khi bị suy thận, phốt pho không được loại thải hiệu quả có thể tồn lại trong máu dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim, yếu xương, đau khớp và thậm chí là tử vong. Phốt pho thường được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm giàu chất đạm như thịt, thịt gia cầm,, các loại hạt, đậu và các sản phẩm từ sữa. Phốt pho trong thịt được hấp thụ dễ dàng và nhanh hơn phốt pho thực vật trong các loại hạt và đậu. 
Có 2 dạng phốt pho phổ biến: Phốt pho tự nhiên và phốt pho "được thêm". Phốt pho tự nhiên có trong thịt, thịt gia cầm,, các loại hạt, đậu và các sản phẩm từ sữa. Cơ thể bạn hấp thụ khoảng một nửa lượng phốt pho tự nhiên này từ thực phẩm và đồ uống. Còn dạng phốt pho "được thêm" như một chất bảo quản và phổ biến trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Cơ thể bạn hấp thụ gần như toàn bộ lượng phốt pho "được thêm" trong chất bảo quản này. Phụ gia phốt pho "được thêm" được tìm thấy trong thực phẩm dưới những tên sau:
Dicalcium phosphate, Disodium phosphate, Monosodium phosphate, Phosphoric acid, Sodium hexameta-phosphate, Trisodium phosphate, Sodium tripolyphosphate, Tetrasodium pyrophosphate.

Những thực phẩm giàu phốt pho gồm: côca-côla, bia, sữa và đồ ăn từ sữa (phô mai, bánh trứng, sữa chua), hàu, gan bò, trứng cá mòi, gan gà, hầu hết các thực phẩm chế biến/chuẩn bị sẵn (như thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói), caramel, sôcôla.

Những lựa chọn có ít phốt pho hơn bao gồm: nước, cà phê, trà, sữa gạo, nước táo, nước nho, nước chanh, soda chanh, phô mai chay,, gà tây,, thịt bò, thịt bê, trứng, thịt cừu, thịt heo, táo, nho, cà rốt, dưa chuột, bánh gạo, bắp, đậu hũ, đậu đen, đậu xanh, đậu lăng.
 



Kali
Kali được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Kali góp phần trong việc giúp cơ bắp hoạt động, bao gồm cả cơ bắp kiểm soát nhịp tim và hơi thở của chúng ta. Trong suy thận, thận không thể loại bỏ lượng kali dư ​​thừa đúng cách và quá nhiều kali có thể tồn tại trong máu. Điều này rất nguy hiểm vì tăng kali trong máu có thể dẫn đến đau tim và thậm chí là tử vong. Khác với phốt pho, kali là một trong những chất mà cơ quan FDA (Food & Drug Administration) bắt buột phải được liệt kê trên nhãn dinh dưỡng, do đó sẽ dễ dàng hơn để biết chính xác số lượng kali trong đồ ăn hàng ngày. Dưới đây là danh sách một số thực phẩm giàu kali và ít kali:

Thực phẩm giàu kali (khoảng 200 miligam kali trở lên):
Chuối (1/2 quả)
Dưa lưới (1/2 cup)
Kiwi (1 quả cỡ vừa)
Xoài (1 trái vừa)
Nectarine (1 quả cỡ vừa)
Cam (1 quả cỡ vừa)
Đu đủ (1/2 quả)
Lựu (1 trái)
Bí đao (1/2 cup)
Atisô (1/2 cup)
Măng (1/2 cup)
Đậu (1/2 cup)
Ccải (1/2 cup)
Bông cải xanh (1/2 cup)
Cà rốt sống (1/2 cup)
Đậu bắp (1/2 cup)
Khoai tây (1/2 cup)
Bí ngô (1/2 cup)
Rong biển (1/2 cup)
Cà chua và các sản phẩm từ cà chua (1/2 cup)
Thịt  (3 oz)
Thịt  (3 oz)
Sô cô la (1,5-2 oz)
Sữa (các loại = 1 ly)
Bơ đậu phộng (2 muỗng)
Cá hồi (3 oz)

Thực phẩm ít kali (dưới 200 miligam):
Táo (1 quả vừa)
Trái ngấy (1/2 cup)
Việt quất (1/2 cup)
Nho (1/2 cup)
Bưởi (1/2 quả)
Quýt (1 quả)
Đào (1 quả nhỏ)
Lê (1 quả nhỏ)
Dâu tây (1/2 cup)
Dưa hấu (1 cup)
Măng tây (6 ngọn)
Súp lơ xanh (1/2 cup)
Bắp cải (xanh hoặc đỏ)
Súp lơ trắng (1/2 cup)
Cần tây (1 cọng)
Ngô (tươi = ½ bắp; đông lạnh = ½ cốc)
Cà tím (1 cup)
Xà lách
Hành
Đậu Hà Lan (1/2 cup) 
Ccải (1/2 cup)
Cải xoong (1 cup)
Bầu (1/2 cup)
Cơm trắng (2 chén)

Đừng để danh sách trên làm bạn sợ, hãy nhớ là một thực phẩm ít kali có thể trở thành thực phẩm giàu kali nếu bạn ăn một lượng lớn; và thực phẩm giàu kali được coi là thực phẩm ít kali nếu bạn chỉ ăn một lượng nhỏ. Lý thuyết này cũng đúng với phốt pho. Bạn không nhất thiết phải từ bỏ một món ăn mình yêu thích chỉ vì nó có nhiều kali hay phốt pho, nhưng hãy chọn những thực phẩm dinh dưỡng ở lượng vừa phải cho mỗi bữa ăn để đảm bảo sức khỏe và làm chậm diễn biến của bệnh thận nhé.

2 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page